Top 8 Sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc bạn nhất định phải biết

Top 8 Sai lầm nguy hiểm  khi uống thuốc bạn nhất định phải biết

Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống thuốc khi đói

“Uống thuốc trước khi ăn” và “uống thuốc khi đói” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng. Uống thuốc khi bạn đang đói có thể là uống vào lúc 1-2 giờ trước hoặc 1-2 giờ sau bữa ăn. Ngược lại, khái niệm uống thuốc trước bữa ăn có nghĩa là bạn phải uống trong khoảng 15 đến 30 phút trước bữa ăn. Tương tự như vậy, uống thuốc sau bữa ăn có thể hiểu là nửa giờ sau bữa ăn.
Thông thường, đối với những loại thuốc tiêu hóa, dạ dày, đường ruột… sẽ được bác sĩ khuyến khích uống sau bữa ăn. Còn các trường hợp còn lại, bác sĩ khuyến khích uống thuốc trước bữa ăn để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nghiền nát ra uống

Thực sự, những thuốc viên cứng hay có bao phim bọc bên ngoài không chỉ có tác dụng chống “vị đắng” cho bạn khi uống mà còn giúp thuốc từ từ trong cơ thể, không để cơ thể “vội vàng” hấp thụ hoàn toàn thuốc một cách quá nhanh, dẫn đến không hiệu quả. Nếu bạn nhai thuốc, nghiền nát thuốc sẽ dễ gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Có một ví dụ đơn giản cho bạn hình dung như sau: Thuốc chứa thành phần omeprazole được nghiên cứu chế tạo để tới khi đến ruột mới bắt đầu tan hết. Nếu bạn nhai nát ra quá sớm, thuốc sẽ giảm bớt đi tác dụng của mình, thậm chí là mất tác dụng.

Coi thực phẩm chức năng là thuốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung dưỡng chất, chăm sóc sức khỏe có chứa những thành phần của thuốc. Một hiện tượng phổ biến xảy ra là nhiều người lầm tưởng đây cũng là thuốc, dẫn đến việc uống mãi mà không thấy khỏi bệnh, kết quả điều trị bệnh không như mong đợi. Bạn cần phải hiểu rằng, thực phẩm chức năng chỉ giúp hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung vitamin cho chế độ ăn uống hàng ngày. Nó được sử dụng như là thực phẩm và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế

Hiện tượng nôn khi vừa uống thuốc xảy ra khá nhiều trong cuộc sống thường ngày, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, việc uống thuốc bổ sung vào chỗ thuốc đã bị nôn ra không phải lúc nào cũng có thể áp dụng. Bạn phải nhớ lại hoặc kiểm tra xem bạn đã nôn ra bao nhiêu thuốc, thời gian bị nôn sau khi uống thuốc là bao lâu thì mới quyết định xem có nên uống lại thuốc hay không.
Thuốc khi uống xong ít nhiều “ngấm” vào cơ thể, nếu uống bổ sung không đúng sẽ gây quá liều, dẫn đến sốc thuốc.

Nhầm tên thuốc

Việc dùng thuốc không chính xác ngày càng tăng lên khi mà người mua thuốc không rõ về tên hay bao bì của sản phẩm thuốc mình định mua. Trên thị trường có những sản phẩm thuốc có cái tên gần giống nhau hay na ná cách phát âm đối với thuốc Tây khiến cho người đi mua thuốc dễ bị nhầm lẫn. Mua nhầm và uống nhầm thuốc quả thực là rất tệ hại. Cách tốt nhất dành bạn là ghi tên của sản phẩm thuốc mình đã dùng ra giấy để mang đi mua thuốc, hoặc mang theo toa thuốc của bác sĩ để các dược sĩ hiểu là bạn đang muốn mua thuốc gì. Đừng vì nhớ “mang máng” tên thuốc mà mua nhầm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Trộn thuốc lẫn lộn rồi uống cùng lúc

Mỗi loại thuốc lại có những thành phần hóa học khác nhau. Chính vì vậy mà khi bạn trộn thuốc rồi uống cùng lúc với nhau, các thành phần hóa học khác nhau trong thuốc có thể phản ứng với nhau, gây ra các tác dụng phụ, có hại cho sức khỏe hoặc đơn giản là giảm sự hấp thụ của cơ thể, giảm tác dụng của thuốc, nguy hiểm hơn là sốc thuốc. Hãy chú ý hỏi bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp khi cùng lúc phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhé!

Uống thuốc trùng lặp thành phần với nhau

Trên thị trường hiện nay có vô vàn những các sản phẩm thuốc có cái tên khác nhau nhưng giống nhau về thành phần thuốc. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng chúng là những loại thuốc khác biệt nhau. Vì thế, không ít người rơi vào tình trạng sử dụng lặp thuốc, chẳng khác gì uống thuốc quá liều, gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, hãy học cách xem các thành phần của thuốc để khi mua thuốc, dù tên có khác nhau, bạn vẫn có thể nhận ra được chúng có cùng một công dụng.
Giả sử như khi mua thuốc cảm cúm, người bán thuốc đưa cho bạn cả ba loại Tiffy, Decolgen, Panadol. Ba loại thuốc này đều chứa paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm đau, bạn chỉ cần uống một loại là được.

Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc quên thuốc rồi uống bù liều gấp đôi vào lần kế tiếp không chỉ gây tác dụng phụ mà còn tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho cơ thể.
Nếu thuốc của bạn mỗi ngày chỉ cần phải uống một lần, khi quên bạn có thể uống bù ngay khi nhớ ra, luôn trong ngày. Nhưng đối với những liều thuốc phải uống nhiều lần trong ngày, uống bù là hoàn toàn không nên, gây ra quá liều hay sốc thuốc rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu thuốc được bác sĩ chỉ định là uống trước bữa ăn, nếu quên, bạn có thể uống bổ sung sau bữa ăn, tuy hiệu của thuốc sẽ giảm nhưng hậu quả cũng sẽ ít hơn gấp nhiều lần. Hoàn toàn không được uống liều gấp đôi vào cùng một bữa ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *