Top 9 Vấn đề mẹ bầu thường gặp trong thai kì và cách khắc phục

Top 9 Vấn đề mẹ bầu thường gặp trong thai kì và cách khắc phục

Són tiểu, tiểu không tự chủ

Són tiểu là nỗi khổ, sự ám ảnh khủng khiếp của một số mẹ bầu. Khi bầu bí, đặc biệt ở những tháng giữa và cuối thì tình trạng càng nặng hơn. Đang yên đang lành thì bị đi tiểu không tự chủ gây xấu hổ, bất tiện cho chị em.

  • Nếu mắc phải tình trạng này có thể dùng một nắm lá bầu đất rửa sạch, nấu cùng một lít nước để uống giúp thoát khỏi tình trạng són tiểu bất tiện này.
  • Mẹ bầu cũng có thể xông, rửa vùng kín bằng lá trầu không vừa giúp trị sạch viêm nhiễm lại trị được chứng đi tiểu lắt nhắt.
  • Ngoài ra mẹ bầu nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên để vùng kín luôn sạch sẽ.

Phù chân tay

Phù chân là hiện tượng thường gặp phổ biến ở hơn 70% chị em phụ nữ mang thai mắc phải. Đây là hiện tượng nước trong cơ thể bị tích trữ quá mức khiến nhiều cơ quan trong cơ thể sưng lên. Cũng có thể là do thai to, tĩnh mạch chân bị chèn ép gây nên hiện tượng phù. Muốn khắc phục tình trạng này chị em cần chú ý:

  • Thường xuyên nghỉ ngơi, giảm công việc, luôn nâng chân, duỗi chân thường xuyên để mạch máu thông. Không nên đứng quá lâu, đứng và ngồi luân phiên nhau.
  • Ngâm chân bằng nước muối ấm hoặc nước gừng ấm có tác dụng thư giãn làm giảm sưng chân.
  • Thực hiện các động tác mát xa chân như xoay bàn chân, nâng chân lên hạ chân xuống…
  • Đi các loại dép thoải mái, có thể bỏ dép ra để máu lưu thông hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, đi bơi, đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng, các động tác vận động tại nhà…
  • Ăn uống khoa học, uống nhiều nước, không ăn quá mặn, ăn các thực phẩm giàu vitamin, protein, canxi, kẽm như rau xanh, thịt bò, dưa hấu, bí đỏ…

Sưng phù tay chân không kèm theo các dấu hiệu quá nghiêm trọng thì không cần quá lo lắng và sẽ mất đi khi kết thúc thai kì, vì vậy nên chấp nhận nó và sống chung với nó như một hiện tượng tự nhiên.

Khó sinh, sinh lâu

Mẹ bầu nhiều khi gặp phải vấn đề khó sinh, đau bụng lâu mà con không chịu ra thì trước đó nên áp dụng một số biện pháp giúp mẹ sinh dễ dàng, giảm đau đớn.

  • Khi ở những tuần cuối thai kì thì mẹ bầu nên chú ý ăn dứa chín (vì trong dứa chứa nhiều vitamin, đặc biệt là enzyme bromelain có tác dụng làm mềm khung xương nên giúp chuyển dạ dễ dàng hơn); ăn rau khoai lang (loại rau này có tính mát giúp việc sinh nở dễ dàng hơn); ăn chè mè đen; và khi cơn chuyển dạ bắt đầu thì nhớ uống một cốc nước lá tía tô giúp tử cung mềm, giãn nở và việc sinh đẻ dễ dàng hơn.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống thì cần thường xuyên đi bộ, thực hiện các động tác hay bài tập nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả giúp sinh nở dễ dàng hơn.

Mẹ bầu ốm nghén

Thai kì với một số chị em có thể rất bình thường nhưng với một số chị em đó là giai đoạn khủng khiếp, tùy vào thể trạng từng người, có người không hề bị ốm nghén, có người thì ốm nghén là nỗi ám ảnh khủng khiếp của không ít chị em. Để vượt qua giai đoạn này chị em có thể áp dụng một số cách sau:

  • Khi bị nghén hãy nhâm nhi vài lát cam hoặc múi bưởi hay chanh sẽ giảm được ốm nghén khi mang thai.
  • Khi buồn nôn có thể pha trà gừng uống giúp cân bằng rối loạn tiêu hóa và nôn mửa khi mang thai. Nhưng nhớ chỉ nhâm nhi thôi chứ không nên uống quá nhiều.
  • Ăn bánh bích quy ngay khi bạn lên cơn buồn nôn hoặc khi tỉnh dậy sẽ giúp trung hòa a xít trong dạ dày giúp mẹ giảm nôn hiệu quả và đánh lừa thị giác.
  • Tạo hỗn hợp từ bưởi giúp giảm ốm nghén hiệu quả đó là dùng vài quả bưởi to, tách múi, ép lấy nước hòa cùng một ít mật ong, đường kính, gừng tươi rồi đun lên. Khi hỗn hợp này trở nên sền sệt thì cho vào lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần lên cơn ốm nghén, nôn ói thì lấy ra pha với nước sôi uống sẽ khắc phục nghén hiệu quả.

Rạn da

Rạn da là nỗi ám ảnh của không ít chị em. Khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng nhanh da khiến da mất đi độ đàn hồi rất dễ bị rạn như ở phần bụng, đùi, và nhiều vị trí khác khiến các mẹ mất tự tin. Trên thị trường có bán nhiều sản phẩm trị rạn nhưng không phải cái nào cũng hiệu quả. Các mẹ có thể áp dụng những cách này để trị rạn da hiệu quả lại cực kì an toàn.

  • Dùng dầu dừa: là thần dược với sắc đẹp chị em, an toàn lại không phải bỏ ra chi phí quá cao, hãy đều đặn thoa dầu dừa lên bụng, đùi, ngực ngay từ khi bắt đầu có thai. Độ ẩm có trong dầu dừa giúp ngăn ngừa vết rạn, làm ẩm da hiệu quả.
  • Dùng sữa bò tươi nguyên chất, mua về bảo quản trong tủ lạnh, hàng ngày lấy ra massage như kem dưỡng ở những vùng có nguy cơ rạn như bụng, đùi, ngực. Kiên trì thực hiện phương pháp này không chỉ chống rạn da mà còn giúp những vùng rạn da có khả năng phục hồi.
  • Dùng một chén ca cao hòa tan cùng hai viên vitamin E, hai thìa dầu dừa, bốn thìa sáp mật ong trộn lẫn và đun nóng. Khi hỗn hợp nguội có thể cất tủ lạnh dùng dần. Hỗn hợp này giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, cung cấp nước cho làn da hiệu quả.
  • Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như bào chế kem dưỡng ẩm từ quả bơ, quả lê, hoa cúc đều có công dụng cực kì hiệu quả trong việc điều trị rạn da, cho bạn một làn da căng mịn.

Mụn và da sạm

Mang bầu do nội tiết tố thay đổi nên một số chị em trở nên xinh đẹp hơn cả thời con gái nhưng không ít người trở nên xấu xí do mặt nổi mụn, da sạm. Thời gian này lại không thể dùng kem dưỡng hay son phấn nên càng khiến chị em tự ti. Làm thế nào để trị mụn mà lại an toàn. Có một số cách sau:

  • Xông mặt bằng muối hột: Đun sôi nước cùng một nắm muối hột rồi dùng khăn trùm đầu xông mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng, bã nhờn được lấy đi và giúp sát trùng hiệu quả. Da mặt sạch mụn sẽ không còn nơi trú ẩn.
  • Dùng mặt nạ sữa cùng nước cốt chanh: Đun sôi một cốc sữa, cho vào vài giọt nước cốt chanh và sau khi rửa mặt sạch thì chị em thoa hỗn hợp này lên mặt, mát xa nhẹ nhàng sau 10 phút rửa lại nước ấm. Cả sữa và nước cốt chanh đầu có thành phần giúp làm sạch lỗ chân lông và chất chống oxy hóa vừa sạch vừa sáng da.
  • Chị em cũng có thể bào chế mặt nạ trứng gà, mặt nạ sữa chua và mật ong, mặt nạ dưa chuột, cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai tây đều là những thứ thiên nhiên lành tính, an toàn cho da và có tác dụng làm đẹp da hiệu quả,
  • Với những vết mụn ở lưng, ngực khi tắm nước ấm hãy cho thêm một nắm muối nhỏ vào nước tắm sẽ có tác dụng rất lớn trong việc diệt khuẩn, lấy đi bụi bẩn giúp ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở lưng, ngực.

Điều quan trọng là chị em cần giữ tinh thần thoải mái, uống thật nhiều nước, rửa mặt và vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn các món ăn mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc để ngăn chặn được phần nào những con mụn đáng gét và làn da sạm đen.

Bị cảm cúm

Cảm cúm mà mẹ bầu không được uống thuốc tây nên chỉ được áp dụng một số cách sau:

  • Nấu cháo hành hoặc cháo bỏ nhiều lá tía tô vào có tác dụng giải cảm rất tốt, toát mồ hôi và cảm nhẹ sẽ nhanh khỏi.
  • Nếu cảm thành bệnh kèm triệu chứng như đau đầu, ho, sổ mũi, mệt mỏi sốt cao thì nên nhỏ nước tỏi vào mũi (giã vài tép tỏi rồi cho vào trộn cùng lọ nước muối sinh lí có tác dụng trị nghẹt mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ thở); uống nước tỏi sống (giã vài tép tỏi sống, cho vào chút nước nấu lên uống trị cảm rất hiệu quả); dùng lá tía tô, kinh giới cùng một ít cam thảo đun lên uống cũng trị cảm hiệu quả tức thì. Những phương pháp này cần sự kiên trì sẽ có kết quả hiệu quả, lâu nhưng an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Muốn tránh được cảm cúm hỏi thăm chú ý ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, tránh bị lạnh, ướt nước mưa, tránh tiếp xúc với người cảm cúm. Quan trọng là luôn giữ ấm cơ thể để không bị bệnh cảm hỏi thăm.

Bị đau lưng

Đau lưng là hiện tượng hầu như tất cả mẹ bầu đều phải trải qua. Muốn khắc phục tình trạng này mẹ bầu cần chú ý một số điểm sau:

  • Cố gắng giữ thẳng lưng, ngồi đúng cách để tránh ảnh hưởng đến cột sống, khi ngồi hay đứng quá lâu hãy thay đổi tư thế giúp máu lưu thông tốt. Chú ý không nằm ngửa mà nằm nghiêng để tránh áp lực dồn lên cột sống làm cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Không đi giày cao gót khiến áp lực dồn lên đôi chân, không mặc trang phục quá bó, quá chật khiến máu không lưu thông được.
  • Không để tăng cân quá mức.
  • Luôn giữ cho lưng ấm, tập các bài tập, các bài massage nhẹ nhàng ở xương sống giúp giảm đau lưng.
  • Khi bị cơn đau hành hạ nên chườm ấm bằng lá ngải cứu. Dùng một nắm lá ngải cứu với muối trộn lẫn, rang lên thật nóng, bọc lớp khăn bên ngoài và chườm lên chỗ đau nhức thì cơn đau sẽ nhanh chóng tan biến và nếu kiên trì lặp lại phương pháp này một thời gian đau lưng sẽ không hỏi thăm bạn nữa.

Mắc táo bón và trĩ

Táo bón là một vấn đề nhiều chị em khi mang bầu mắc phải và từ căn bệnh táo bón này dẫn tới bệnh trĩ. Căn bệnh này gây ra đau đớn, bất tiện, khó chịu cho chị em khi mang thai. Muốn giảm thiểu tình trạng này cần chú ý:

  • Chú ý chế độ ăn uống: uống nhiều nước ít nhất là hai lít mỗi ngày, ăn nhiều rau, củ quả giàu vitamin như cam, bưởi, quýt, rau cải, cần tây…
  • Dùng các loại lá thảo dược như bồ công anh vừa an toàn vừa trị táo bón hiệu quả.
  • Dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ hiệu quả. Dùng một nắm lá diếp cá giã nhỏ, lọc lấy nước uống tuần ba lần. Dùng diếp cá đâm nhuyễn nấu lên cùng chút muối rồi xông, sau đó ngâm hàng ngày có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.
  • Dùng lá thiên lí cùng chút xíu muối giã nhỏ, hòa với nước rồi lọc lấy nước cốt. Sau khi vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ thì lấy bông tẩm dung dịch nước cốt hoa thiên lí này chấm vào phần trĩ ngày 2 lần thì sau ít ngày bệnh trĩ này sẽ biến mất.

Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, để căn bệnh này không hỏi thăm bạn thì cần chú ý uống thật nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ, giảm hoặc thay đổi loại canxi hoặc sắt bạn đang dùng vì đó có thể là nguyên nhân gây ra táo bón. Rèn luyện cho bản thân thói quen đi toa lét một thời gian cố định, thường xuyên tập thể dục và hạn chế ngồi quá nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *